CÁC LOẠI VISA VÀO NHẬT HIỆN NAY

N15

Các loại Visa vào Nhật hiện nay

Để đến Nhật Bản thì cần rất nhiều loại giấy tờ, trong số đó Visa vào Nhật chính là giấy tờ quan trọng

và không thể thiếu được. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các loại Visa vào

Nhật hiện nay, cùng tìm hiểu để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xin Visa Nhật bạn nhé!

Loại 1: Visa du lịch và thương gia

 

Muốn sang Nhật du lịch thì cần phải có Visa du lịch

Trong số các loại Visa vào Nhật hiện nay thì Visa du lịch và thương gia chính là loại đầu tiên. Và nếu

như bạn là công dân của nước trong số 50 quốc gia mà Nhật cho phép miễn Visa tạm thời

thì chỉ cần hộ chiếu thì đã có quyền nhập cảnh vào Nhật theo hình thức là thương gia hoặc

khách du lịch. Nếu như người nước ngoài có visa tạm thời thì sẽ không được phép tham gia kinh

doanh hay mua bán nhưng vẫn có quyền tham gia những khóa học ngắn hạn ở các trường Nhật ngữ.

Loại 2: Visa lao động

Đây chính là loại Visa được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản cấp để chúng ta nhập

cảnh vào Nhật Bản dưới dạng Visa được phép lao động. Hiện nay có hơn 12 loại Visa lao

động và mỗi loại cho phép người sở hữu được phép làm việc thuộc nhiều loại hình kinh

doanh cũng như lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là phóng viên, nghệ thuật, giáo dục, giải trí, dịch vụ quốc tế…

Nếu trong thời gian ở Nhật bạn cần đổi việc và công việc mới không nằm trong lĩnh vực

lao động được phép thì cần phải thay đổi Visa cho phù hợp.

Loại 3: Visa du học

Visa du học chính là loại Visa dành cho người nước ngoài muốn du học tại Nhật Bản và được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản cấp phép dưới hình thức lưu trú du học dài hạn. Hiện tại cũng có nhiều loại Visa du học và được phân biệt theo hình thức học tập. Du học sinh cần phải chú ý Visa du học không được phép tham gia vào những hoạt động kinh doanh buôn bán trừ khi được trường và văn phòng xuất nhập cảnh cho phép. Đồng thời ngay cả khi đã có giấy phép rồi thì du học sinh cũng chỉ được làm việc khoảng 28h một tuần.

Loại 4: Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc

Sẽ có nhiều loại Visa vào Nhật khác nhau

Đây là một trong các loại Visa vào Nhật hiện nay được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó khi người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc người đã có Visa vĩnh trú Nhật thì có thể lấy được Visa vợ chồng và cho phép họ kết hôn cũng như buôn bán tại Nhật. Loại Visa này sẽ được cấp theo kì hạn 1 năm hoặc 3 năm đồng thời có thể gia hạn.

Loại 5: Thẻ ngoại kiều

Khi bạn là người nước ngoài và cần lưu trú tại Nhật hơn 90 ngày thì phải nộp đơn xin cấp thẻ ngoại kiều trong 90 ngày đầu tại Nhật. Thẻ ngoại kiều được xem là giấy tờ quan trọng giúp mở tài khoản ngân hàng, đăng kí điện thoại hoặc nhiều hoạt động tương tự khác.

Loại 6: Visa tái nhập cảnh

Đây chính là loại Visa mà người nước ngoài hiện đang lưu trú tại Nhật nhưng tạm thời cần ra khỏi nước Nhật thì cần xin giấy phép tái nhập cảnh. Nếu không có thì sẽ bị mất quyền lưu trú khi ra khỏi Nhật.

Loại 7: Visa vĩnh trú

Cuối cùng trong các loại Visa vào Nhật hiện nay thì còn có loại Visa vĩnh trú. Lúc này thì người nước ngoài lưu trú mà có nhân cách tốt và có đủ khả năng tài chính để sống tự lập tại Nhật có thể được cấp Visa vĩnh trú nếu như sống ở Nhật ít nhất 10 năm liên tục. Thời gian có thể ngắn hơn nếu như vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc là người có nhiều đóng góp cho xã hội Nhật. Khi bạn có Visa vĩnh trú thì sẽ được ở Nhật vô thời hạn đồng thời được phép kinh doanh và buôn bán.

Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại Visa vào Nhật hiện nay. Nếu còn  bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc xin Visa Nhật hoặc cần biết về dịch vụ làm Visa Nhật thì hãy liên hệ ngay với Visa Bảo Ngọc bạn nhé!

Mọi chi tiết tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VISA BẢO NGỌC

88-90 TRẦN HỮU TRANG,P.10, PHÚ NHUẬN,TP.HCM

Đt: (08) 384 52 850 – 0915526190 – 0983915304 Ms. Trang

Email: visabaongoc@gmail.com

Facebook:htpp://facebook.com/visabaongoc

Website: https://visabaongoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button