NÊN LÀM GÌ KHI BỊ TỪ CHỐI VISA ĐI ANH, VISA DU HỌC

TỪ CHỐI VISA ĐI ANH1

NÊN LÀM GÌ KHI BỊ TỪ CHỐI VISA ĐI ANH, VISA DU HỌC

Hai năm trở về đây, chính phủ Anh ngày càng thắt chặt chính sách du học sinh nước ngoài sang du học

tại Anh, nhằm mục đích chọn ra những du học sinh có nhu cầu học tập thực sự nghiêm túc tại Anh. Đất

nước Anh với nền kinh tế phát triển và giáo dục hiện đại văn minh đã ngày càng là điểm đến thu hút du

học sinh Việt Nam sang học tập.

Tuy nhiên có rất nhiều hồ sơ xin visa du học tại Anh bị từ chối mà các em không hề rõ nguyên do vì sao

bị từ chối. Hiện tượng sinh viên nước ngoài lạm dụng chính sách visa để đến Anh làm việc thay vì chuyên

tâm vào sự nghiệp học tập buộc chính phủ Anh phải xem xét lại các chính sách nhập cư hiện có.

Những thay đổi mới nhất về chính sách du học sinh Anh

Theo cụ di trú và biên giới Anh thông báo một số thay đổi trong chính sách du học Anh quốc như sau:

– Yêu cầu sinh viên mua bảo hiểm ytế, cho khóa học được cấp visa du học. Mỗi lần xin gia hạn visa,

sinh viên đều phải mua bảo hiểm này để được cấp visa, trị giá 150 bảng Anh.

-Thay đổi yêu cầu về tiếng Anh, theo đó, sinh viên đăng ký học dự bị đại học và cao đẳng không trực

thuộc đại học sẽ phải thi kì thi IELTS dành riêng cho việc xin visa du học tại Anh. Kì thi này được gọi

là IELTS UKVI mà điểm khác biệt với kì thi IELTS thông thường là: lệ phí thi gấp đôi thi thường, đăng kí

thí online và thi dưới sự giám sát của Camera. Yêu cầu chung là thí sinh cần đạt 4,5 IELTS KUVI là tối

tiểu. Nếu không đạt, thí sinh có thể thi PTE A (PearsonTest of English) đạt tương đương 4.5 IELTS và

nộp cùng chứng chỉ IELTS UKVI trong hồ xin visa. Sinh viên đăng kí học cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ có thể

dùng bất kì chứng chỉ tiếng Anh nào, PTEA hoặc IELTS.

-Không dán visa cho toàn bộ khóa học từ Việt Nam mà chỉ cấp thẻ nhập cư vào Anh và sinh viên sẽ nhận

thẻ thường trú tại Anh trong vòng 10 ngày đầu đến Anh.

Như vậy với lý do trên các du học sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng việc trong việc đăng kí thi tiếng Anh tại IELTS UKVi. Vì nếu chỉ cần đăng kí sai một chi tiết, bạn sẽ phải đăng kí lại và trả lại một lần chi phí (khoảng 7 triệu).

Lý do khiến bạn bị từ chối visa du học Anh là gì?

Mỗi năm chính phủ Anh vẫn đưa ra chỉ tiêu cấp thị thực du học cho 3000 suất, con số này là không

hề nhỏ, tuy nhiên vẫn có 40% hồ sơ xin visa du học của các bạn bị từ chối, lý do chủ yếu là các bạn

chưa nắm rõ được quy chế, điều kiện để duyêt dược visa du học Anh.

Hồ sơ xin visa du học có sai sót, không đúng theo quy định của đại sứ quán Anh. Bạn cần phải chuẩn

bị hồ sơ trước ngày nhập học ít nhất là 3 tháng tránh trường hợp việc xét Visa kéo dài hơn mong đợi,

sẽ ảnh hưởng tới việc học và tâm lý xin Visa. Việc chuẩn bị hồ sơ xin Visa sớm sẽ giúp bạn có thời

gian chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết mà trung tâm thị thực đề ra.

Nhiều trường hợp rớt visa chỉ vì lý do nộp thiếu  Bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ IELTS hay đơn giản

là thông tin trên thư xác nhận nhập học (CAS) không chính xác. Điều này chứng tỏ bạn không có sự

chuẩn bị kỹ càng và gây mất thời gian cho các chuyên viên tiếp nhận hồ sơ thị thực Anh quốc.

Giấy tờ chứng minh tài chính không đủ yếu cầu, chưa đạt tiêu chuẩn

Phỏng vấn xin visa du học Anh: Bạn cần

TỪ CHỐI VISA ĐI ANH1
TỪ CHỐI VISA ĐI ANH1

trả lời trung thực các câu hỏi của dại sứ quán, sử dụng tiếng Anh trôi chảy trong quá trình phỏng vấn.

Một số lỗi thường gặp khác khi bị từ chối cấp visa du học Anh như:

  • Nộp hồ sơ muộn.
  • Giấy nhập học hoặc ngày bắt đầu khóa học đã hết hạn.
  • Không cung cấp giấy tờ gốc hoặc nộp sai giấy tờ
  • Dùng thư nhập học cũ hoặc đã quá hạn.
  • Thời gian khóa học vượt quá quy chuẩn thông thường.
  • Người bảo trợ không đủ tư cách.
  • Thông tin trên giấy tờ bị sai lệch.
  • Không có giấy chứng nhận không nhiễm bệnh lao phổi.
  • Đơn vị bảo trợ (trường) không xác nhận được khóa học của sinh viên phù hợp với quá trình học tập trước đó.
  • Không có thư xác nhận của bố mẹ đồng ý cho con đi học (với học sinh dưới 18 tuổi).
  • Không cung cấp đầy đủ lịch sử du lịch hoặc nhập cảnh.
  • Ảnh thẻ quá 6 tháng.
  • Nguồn chứng minh tài chính không đủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button