Giới thiệu sơ lược về Jordan

Giới thiệu sơ lược về Jordan

Giới thiệu sơ lược về Jordan

Liên bang vương quốc Jordan

Giới thiệu sơ lược về Jordan

Thể chế Nhà nước Jordan

– Jordan là nước quân chủ nhị nguyên, chế độ lưỡng viện (từ năm 1952).

Hiến pháp được ban hành ngày 8 tháng Giêng năm 1952 và sửa đổi lần gần nhất năm 1992.

Có 12 khu vực hành chính.

Tám năm một lần, vua bổ nhiệm 40 thành viên của Thượng nghị viện. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.

Địa lý Jordan

– Thuộc Trung cận Đông. Tiếp giáp với thung lũng Jordan và Biển Chết là phần dốc đứng của cao nguyên bờ tây. Cao tới 1.754m, tại Gia-ban Ram. Hơn 80% diện tích của Jordan là sa mạc.

Sông chính: Sông Jordan, 321km.

Khí hậu: Mùa hè nóng và khô. Mùa đông mát mẻ và ẩm ướt hơn. Phần lớn lãnh thổ của Jordan có lượng mưa rất thấp.

Kinh tế Jordan

– Công nghiệp chiếm 25%, nông nghiệp: 3% và dịch vụ: 72%GDP.

Trừ phốt phát là nguồn xuất khẩu chính (đứng thứ ba trên thế giới sau Ma-rốc và Mỹ), Jordan nghèo tài nguyên. Đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Viện trợ nước ngoài và tiền do người Jordan làm việc ở nước ngoài gửi về là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu.

Xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, nhập khẩu: 3,3 tỷ USD, nợ nước ngoài: 8,4 tỷ USD.

Văn hoá – xã hội Jordan

– Số người biết đọc, biết viết đạt 86,6%; nam: 93,4%; nữ: 79,4%.

Là nước có lực lượng lao động có học vấn và tay nghề cao nhất trong nhóm các nước ả-rập. Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 10 năm học. Hầu hết trẻ em đều được đến trường. Có 9 trường đại học công và tư.

Tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Tuy vậy, những bệnh dịch tả, lao phổi, lỵ vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, đền Héc-Quyn, pháo đài La Mã A-rắc, đèo Sic….

sơ lược về Jordan

Lịch sử Jordan

– Sau thời kỳ sáp nhập vào vương quốc của vua Sô-lô -mông và Đa-vít là thời kỳ Jordan. Bị các Đế quốc át-si-ri-a, Ba-bi-lon (thộc I-rắc ngày nay), Ba Tư và Sê-lê-u-xít cai trị. Người Na-ba-tin có thủ phủ tại Pê-tơ-ra cai trị vùng Jordan từ thế kỷ IV trước công nguyên đến năm 64 trước công nguyên. Sau đó Jordan rơi vào tay người La -Mã. Jordan là một phần của Đế quốc La Mã từ năm 394 đến 636. Là năm các lực lượng Hồi giáo giành được chiến thắng trong trận I-a-rơ-múc.

Lúc đầu, dưới sự thống trị của người Hồi giáo, Jordan thịnh vượng. Nhưng khi triều đại A-ba-xít dời thủ đô về Bát-đa năm 750 thì đất nước suy yếu dần. Vào thế kỷ XI và XII.

Các Nhà nước của những người thập tự chinh phồn vinh trong một thời gian ngắn ở Jordan.

Đế quốc Ốt-tô-man chinh phục khu vực này vào thế kỷ XVI. Trong Đại chiến thế giới lần thứ I. Anh viện trợ cho cuộc nổi dậy của những người Ả -rập chống lại ách thống trị của đế quốc ốt-tô-man. Hội quốc liên Quyết định giao phần đất phía đông sông Jordan cho Anh. Với tư cách là một phần của Pa-le-xtin (1920). Đến năm 1923, vùng phía đông sông Jordan trở thành vương quốc riêng. Năm 1946. Đất nước giành độc lập hoàn toàn, trở thành vương quốc Jordan do Quốc vương áp -đu-la (1880-1951) cai trị.

Quân đội Jordan chiến đấu xuất sắc trong cuộc chiến tranh Ả-rập – I-xra-en.

Năm 1948, và chiếm được vùng Bờ tây sông Jordan. Vùng đất này được chính thức sáp nhập vào Jordan năm 1950. Năm 1951, quốc vươngáp-đu-la bị ám sát. Cháu của quốc vương áp-đu-la là vua Hát-san lên ngôi năm 1952. Thoạt đầu bị những người thuộc phái cấp tiến (được tổng thống Ai cập, Na-se ủng hộ) đe doạ. Trong cuộc chiến tranh ả-rập-I-xra-en, năm 1967. Jordan bị mất vùng Bờ tây (gồm cả Ả-rập Giê-ru-sa-lem tức đông Giê-ru-sa-lem) vào tay I-xra-en.

Trong những năm 70, các lực lượng du kích Pa-le-xtin tại Jordan đã đe doạ sự tồn tại của chính Nhà nước Jordan. Sau một cuộc nội chiến đẫm máu, ban lãnh đạo của Pa-le-xtin chạy ra nước ngoài năm 1986. Năm 1988, vua Hát-san tuyên bố từ chối mọi trách nhiệm đối với Bờ tây sông Jordan và trao nó cho PLO. Lệnh cấm mọi hoạt động đảng phái bị xoá bỏ năm 1991. Người Pa-le-xtin (chiếm phần đông dân số ở Jordan) đã ủng hộ I-rắc trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, các năm 1990-1991. mặc dù vua Hát-san chọn thái độ trung lập. Từ thời gian này, phong trào Hồi giáo chính thống ngày càng được ủng hộ. Năm 1994 ký Hiệp ước hoà bình với I-xra-en và cũng trong năm này lập quan hệ ngoại giao với I-xra-en.

Mọi chi tiết tư vấn về giới thiệu sơ lược về Jordan vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH VISA BẢO NGỌC

88-90 TRẦN HỮU TRANG,P.10, PHÚ NHUẬN,TP.HCM

Đt: (08) 384 52 850 – 0915526190 – 0983915304 Ms. Trang

Email: visabaongoc@gmail.com

Facebook:htpp://facebook.com/visabaongoc

Website: https://visabaongoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button